One aim

The more you share the sadness the smaller it becomes. The more you share the happiness the greater it becomes.

Friday, February 27, 2009

5 phương pháp giải quyết xung đột

- Các lãnh đạo có trách nhiệm tạo ra một môi trường làm việc sao cho tạo điều kiện tốt nhất khuyến khích nhân viên, cho phép họ đóng góp và phát triển. Trong công việc, bất đồng lẫn nhau là điều không thể tránh. Nếu những bất hoà đó xảy ra và tiến triển thành xung đột giữa các cá nhân, người lãnh đạo cần can thiệp ngay lập tức để duy trì lại sự cân bằng nơi làm việc.

Hoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng có thể sở hữu với sự chuẩn bị và thực hành thường xuyên. Khi giải quyết xung đột, điều quan trọng là phải nhận ra khi nào nên sử dụng những kỹ thuật quản lý xung đột riêng biệt dựa trên tình huống và những người liên quan.

Dưới đây là 5 đường hướng quản lý xung đột hữu ích với những ai luôn phải đối mặt với xung đột. Mỗi phương hướng giải quyết có hiệu quả khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể, điều quan trọng là cần hiểu thời điểm nào nên áp dụng chúng và người khác có thể lĩnh hội cách hoà giải của bạn như thế nào.

Cạnh tranh

Đây là một phương pháp quyết đoán nhưng không mang nhiều tính hợp tác, bởi nó là cách giải quyết thiên về hướng quyền lực, cá nhân theo đuổi quyền lợi của chính họ đối với vấn đề tài chính của người khác. Phương pháp này sử dụng tốt nhất trong những tình huống đòi hỏi có quyết định nhanh chóng mang tính sống còn, ví như trong trường hợp khẩn cấp.

Giúp đỡ, làm ơn

Đây là phương pháp không dứt khoát nhưng lại mang tính hợp tác và nó đối lập với phương pháp cạnh tranh. Những lãnh đạo sử dụng phong cách này có thể bỏ qua quyền lợi của chính họ để thoả mãn nhu cầu của người khác. Phương pháp này có thể phát huy hiệu quả tốt nhất khi vấn đề cần giải quyết trở nên đặc biệt quan trọng với người khác hơn là bản thân bạn, hoặc khi bạn đặt tiêu chí duy trì sự hoà đồng và hài hoà trong tổ chức lên hàng đầu.

Lảng tránh

Đây là phương pháp vừa không quyết đoán vừa không hợp tác. Những người sử dụng cách này sẽ không giải quyết triệt để được xung đột. Nó thường được áp dụng với những vấn đề ít mang tầm quan trọng, thông thường hoặc với những vấn đề quan trọng hơn cần được giải quyết. Do vậy, chi phí để giải quyết xung đột nói trên thường cao hơn số tiền được trợ cấp để giải quyết nó.

Cộng tác

Cách này vừa kiên quyết vừa mang tính hợp tác, nó đối lập với phong cách lảng tránh. Khi cộng tác, cá nhân thường cố gắng hợp tác với người còn lại để tìm ra giải pháp sao cho cả hai bên đều cảm thấy hài lòng. Nó thường được sử dụng trong tình huống cả hai bên đều có những quyền lợi rất quan trọng cần thoả hiệp.

Thoả hiệp

Đây là cách giải quyết mang tính trung gian của sự quyết đoán và hợp tác. Nó nằm ở giữa sự cạnh tranh và giúp đỡ. Do đó cách này hay được áp dụng khi mục đích người ta đặt ra ở mức độ vừa phải và điều cốt yếu là phải nhanh chóng đi tới giải quyết.

Là người trung gian hoà giải xung đột có thể là vấn đề đầy thử thách và tốn nhiều thời gian. Bạn cần sẵn sàng bắt tay vào can thiệp khi xung đột xảy ra và giúp đỡ họ đạt được sự thống nhất sẽ thiết lập lên thành bệ vững chắc cho sự thành công của doanh nghiệp cũng như thành công của nhóm do bạn dẫn đầu.

Một xung đột chưa được giải quyết sẽ giống như một mụn nhọt bị mưng mủ trên bề mặt và tác động tới mọi người xung quanh có quan hệ hay liên can tới những nhân viên có mâu thuẫn. Họ sẽ cảm thấy mình như đang đi trên những vỏ trứng và điều này sẽ góp phần tạo nên môi trường làm việc đầy thù địch với tất cả mọi người. Trong tình huống tệ nhất, những thành viên trong nhóm có thể sẽ bắt đầu phân chia bè cánh và tất nhiên nhóm của bạn bị xé lẻ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng với người làm lãnh đạo là phải giải quyết được xung đột nếu nó xảy ra - lẩn tránh nó không phải là câu trả lời được mong đợi.

X.Chi
Theo Human resources management

(nguồn Lanhdao.net)

Friday, February 20, 2009

Liệt kê các hành vi dẫn đến thất bại của sếp

- Có rất nhiều hành vi của các sếp, tuy nhỏ nhưng do được tích lũy lâu ngày, chúng lại trở thành nguyên nhân khiến họ thất bại. Dưới đây là 10 điều trong số đó.

1. Không bao giờ cố gắng gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục những người khác thay đổi mà chỉ đòi hỏi, đòi hỏi, đòi hỏi mà thôi.

2. Phản hồi mang tính nhạo báng, theo kiểu "Anh đang đùa đấy à?", "Anh mà làm được thì tôi...đi đầu xuống đất"...

3. Không cho cơ hội tìm ra giải pháp riêng mà can thiệp bằng việc nói cho họ điều bắt buộc họ phải làm.

4. Tấn công trực tiếp vào cá nhân, thích làm cho nhân viên yếu thế và giành phần thắng.

5. Sử dụng cụm từ "phải làm nhiều hơn với ít người hơn" để giải thích việc cắt giảm, tái tổ chức.

6. Không bao giờ đưa ra thông tin hoặc định hướng chiến lược cho đến khi bạn bắt buộc phải đưa ra.

7. Khi có gì đó rắc rối, bạn ngay lập tức biết ai sẽ là người phải hy sinh - tất nhiên là không phải là bạn.

8. Thích "đổ thêm dầu vào lửa" khi có mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau.

9. Không bao giờ thừa nhận thành tích của nhân viên - nghĩ rằng "họ có việc là may rồi".

10. Lạm dụng nhân viên vì mụch đích riêng.

Hồng Nhung
Theo leadership-tools

(nguồn http://lanhdao.net/vn/kynangld/ungxu/123884/index.aspx)

Monday, February 16, 2009

10 bí quyết trở thành người lãnh đạo tuyệt vời

- Dưới đây là 10 lời khuyên bạn nên thực hiện để có thể trở thành một nhà lãnh đạo ngày một hiệu quả hơn. Hãy chọn một trong số đó. Ứng dụng ngay hôm nay. Những điều còn lại bạn sẽ từ từ thực hiện từng ngày. Chắc chắn bạn sẽ trở thành một người lãnh đạo tốt hơn, hiệu quả hơn trong vòng hai tuần.

1.Lựa chọn những người tốt nhất

Với tư cách là một nhà quản lý, bạn phải làm tốt mọi việc như mọi người trong nhóm của bạn. Vì vậy, hãy tạo cho mình cơ hội thành công hơn bằng cách lựa chọn những người tốt nhất ngay từ ban đầu.

Bạn nên tìm đọc Cuốn “Những câu hỏi để hỏi cho phỏng vấn xin việc” (Job Interview Questions to AsK) để học hỏi thêm cách tuyển dụng những ứng viên tài năng cho công việc.

2.Hãy là người khuyến khích

Mọi việc chúng ta làm vì lý do đơn giản là chúng ta muốn. Đôi khi, chúng ta muốn làm chỉ vì kết quả của việc không muốn đó sẽ khiến ta không hài lòng. Tuy nhiên, hầu hết thời gian mà chúng ta dành để làm mọi việc bởi những điều mà ta muốn tránh đi.

Không có sự khác biệt nào trong công việc, người làm việc tốt vì thù lao xứng đáng, vì thân thế hoặc vì một sự công nhận nào đó. Trái lại, những công việc không mấy tốt đẹp phục vụ cho mục đích ngồi chơi xơi nước mà vẫn có tiền. Người lao động cố gắng làm việc chẳ chỉ để muốn gây ấn tượng với ai đó. Vì thế, để thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, hãy chỉ ra những điều mà họ muốn và bạn sẽ đáp ứng họ như thế nào để làm những việc mà bạn muốn.

3.Xây dựng nhóm làm việc của bạn

Sẽ không thực sự đầy đủ để nói rằng thúc đẩy nhân viên để đạt hiệu quả công việc

Tất cả nhân viên đều làm việc với nhau trong cùng một nhóm để đạt được mục tiêu của cả nhóm. Phải gạt bỏ cái tôi cá nhân. Hòa mình vào công việc chung của toàn nhóm.

4.Hãy là lãnh đạo chứ không chỉ là người quản lý

Thực tế bạn đã tạo dựng một nhóm làm việc hiệu quả từ những nhân viên tốt nhất hiện thời. Bạn đã thúc đẩy họ đạt được năng suất cao nhất. Vậy điều gì còn thiếu? Thúc đẩy một nhóm làm việc sẽ trở nên vô giá trị nếu bạn không vạch ra một phương hướng nhất định; hay bạn không lái nhân viên của bạn theo mục đích đã đề ra. Nó chính là khả năng để lãnh đạo những người khác để làm nên một người quản lý thực sự khác biệt với những người cùng địa vị. Hãy nhớ rằng: trong một tổ chức, người lãnh đạo có thể ở trong các phòng ban, có thể là một ai đó trong số nhân viên, các cấp. Tại sao người đó không phải là bạn?

5. Hoàn thiện khả năng Truyền đạt

Truyền đạt được coi là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của người làm công tác quản lý. Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào điều này. Chắc chắn bạn sẽ không thể trở thành người chỉ huy nếu như bạn không thể truyền đạt được tầm nhìn của mình. Sẽ là vô hữu hiệu khi bạn khuyến khích nhân viên của mình mà họ lại không hiểu những gì bạn phát ngôn. Bạn hoàn toàn có thể hoàn thiện kỹ năng này bằng việc luyện tập qua các tình huống thực tế hàng ngày.

6.Học cách quản lý ngân sách

Một công ty muốn kinh doanh dài lâu cần phải trường vốn. Điều đó có nghĩa, bạn sẽ phải cân bằng giữa đầu vào và đầu ra, chi phải ít hơn doanh thu. Căn cứ vào vai trò và trách nhiệm của bản thân trong tổ chức, bạn sẽ có tầm ảnh hưởng ở một quy mô nào đó, và bạn phải hiểu được điều này. Bạn sẽ là người hỗ trợ cho công ty, các nhân viên, và ngay cả chính bản thân bạn trong việc quản lý ngân sách của công ty.

7.Học cách quản lý thời gian

Có một thứ còn ít hơn ngân sách trong công việc đó là thời gian. Do đó, bạn cần biết làm thế nào để quản lý thời gian để đạt hiệu quả cao trong công việc của mình.

8.Hoàn thiện chính mình

Kinh nghiệm xương máu là hãy đừng quá chú ý đến những nhân viên của bạn mà quên đi chính bản thân mình. Hãy xác định những điểm yếu của mình, rồi hoạn thiện nó hàng ngày, hàng giờ.

Sau đây là một vài gợi ý:

+Hãy là người đúng giờ trong mọi cuộc hẹn

+Ngừng mọi việc, thư giãn và refresh bản thân

+Đừng coi thường người khác

+Hãy suy nghĩ những gì bạn làm không phải là sự khó khăn, mà là những gì bạn sẽ gặt hái được

+Hãy học từ những lỗi lầm của người khác

+Hãy làm việc bắt đầu từ những điểm yếu

+Dám ước mơ

+Chú ý những khả năng tiềm ẩn

+Đừng bao giờ hạn chế bản thân

+Chính bạn có thể tạo ra sự khác biệt

…..

9.Thực hiện quản lý có đạo đức

Những người mang trọng trách quản lý thường phải đối mặt với những trường hợp khó xử liên quan đến vấn đề đạo đức. Nhưng để tồn tại lâu với nghề, bạn cần phải có những quyết định sáng suốt và có đạo đức. Có như vậy bạn mới là người quản lý thành công.

10. Hãy nghỉ ngơi, thư giãn

Công việc của bạn sẽ thực sự kém hiệu quả nếu như bạn bị stress quá nặng nề. Hậu quả là: bạn sẽ kém sức chịu đựng, dễ nổi cáu với mọi người, dẫn đến sẽ không ai muốn ở gần bạn. Liều thuốc lúc này là NGHỈ NGƠI. Khi quay trở lại công việc, năng suất lao động hiệu quả công việc sẽ tăng lên gấp bội và bù đắp cho quãng thời gian mà bạn đã bỏ qua. Hãy tự thưởng cho mình một kỳ nghỉ, thư giãn đầu óc, và nạp năng lượng cho bản thân.

Hãy cười sảng khoái hay lựa chọn một bãi biển đẹp xinh để tận hưởng những ngày tuyệt vời!

Lời cuối cùng

Quản lý là một nghệ thuật. Không ai có thể tự biết mọi thứ mà không phải học hỏi. Bạn có thể hoàn thiện để trở thành một nhà quản lý bằng cách làm việc tốt hơn mỗi ngày. Hãy ghi nhớ 10 lời khuyên trên đây và thực hiện nó dần dần trong 2 tuần. Chắc chắn nó sẽ đem lại cho bạn những điều bất ngờ và thú vị! Còn chần chừ gì nữa! Bắt đầu thôi nào!

Chúc các bạn thành công!

Anh Phương
Theo Management

(nguồn http://lanhdao.net/vn/kynangld/kinhghiem/123871/index.aspx)

Monday, February 2, 2009

Tự tin thuyết phục đám đông

(VietnamnetJobs) Bạn rất muốn tự tin khi nói chuyện trước đám đông. Bạn đã chuẩn bị một cách rất chu đáo, đầy đủ và bạn biết bạn sẽ phải nói gì. Nhưng đó chỉ là trong dự định. Bởi khi bước ra trước mọi người, tự dưng, đầu gối bạn run lên bần bật, đầu óc trở nên trống rỗng. Bạn cảm thấy thật sự hoảng hốt và mất bình tĩnh…

Đó là biểu hiện dễ thấy nhất của những người chưa luyện được kỹ năng nói chuyện trước đám đông. Để vượt qua những trở ngại đó, trước tiên, bạn hãy thư giãn. Hít thở sâu và tập trung vào phần thuyết trình, đừng để ý nhiều đến xung quanh. Hãy coi như bạn đang tự nói chuyện trước gương vậy. Lúc đó, bạn sẽ lấy lại được bình tĩnh cho mình và cảm thấy tự tin trở lại. Khi thấy tâm lý đã ổn, bạn hãy bắt đầu buổi nói chuyện một cách thoải mái nhất.

Dưới đây, VietnamnetJobs xin mách nước cho bạn một số “bí kíp” để giúp bạn tự tin hơn:


Bước 1: Hãy lường trước những khó khăn mà bạn có thể gặp phải trong buổi nói chuyện.


Có thể, một số người trong số những người đang lắng nghe dưới kia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mà bạn đang đề cập, và họ có thể có những câu hỏi bất ngờ. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết mọi người đều ủng hộ bạn và mong bạn sẽ thành công trong buổi nói chuyện đó.


Bước 2: Làm chủ thời gian
.

Đừng hấp tấp hay vội vàng bắt đầu buổi nói chuyện trước khi bạn thực sự cảm thấy thoải mái. Hít thở sâu và chậm rãi để lấy lại bình tĩnh, tự tin. Hãy chú ý tới không gian xung quanh bạn. Lấy lại cảm giác về không gian và thời gian sẽ giúp bạn làm chủ được tình hình và tập trung hơn cho buổi nói chuyện.


Bước 3: Kết nối liên lạc với khán giả
.

Cố gắng tạo nên một không gian thân thiết với mọi người như thể bạn đang nói chuyện với từng người trong số họ, mỉm cười thân thiện và nhớ rằng, mọi người luôn mong bạn thành công. Sự có mặt của họ chính là ghi nhận sự nỗ lực của chính bạn. Hãy để trái tim mình hoà đồng cùng mọi người, lúc đó bạn sẽ biết bạn phải làm gì. Hãy cho phép mình cởi mở và chân thành với tất cả mọi người, bạn sẽ thấy mình thật hạnh phúc.


Bước 4: Thư giãn với chính mình bằng cách làm chủ âm lượng.

Khi bạn bắt đầu buổi diễn thuyết, hãy biết cách tiết chế âm lượng. Thở sâu và nói chậm rãi vừa đủ sẽ giúp bạn cảm nhận được sự rung động trong tiếng nói mà mình phát ra. Có thể nói, một âm sắc vừa đủ, trầm ấm, giàu ngữ điệu sẽ giúp bạn có được một sự cộng hưởng lớn trong buổi diễn thuyết. Nó như một luồng massage tới tai người nghe, từ đó, giúp cho người nghe cảm nhận được tình cảm cũng như hiệu ứng mà bạn muốn đưa tới cho khán giả.


Bước 5: Hài hước.


Thi thoảng, bạn hãy nói một điều gì đó thật nhẹ nhàng giúp mọi người cười lên thoải mái. Đó chính là “bí kíp” khiến cho người nghe không bị nhàm chán hay buồn ngủ trước những thông tin đều đặn mà bạn đang đưa ra. Nếu bạn không có khả năng kể một câu chuyện hài thì ít nhất cũng có đôi ba câu nói hài hước, dí dỏm pha trộn trong đó. Thậm chí, bạn có thể lấy luôn tình trạng mất bình tĩnh trước đám đông của mình ra làm “mồi câu” khuấy động không khí. Cười là cách tốt nhất để bạn cảm thấy gần gũi với đám đông và cũng khiến cho đám đông cảm thấy gần gũi hơn với bạn.


Bước 6:
Tự tin thuyết phục đám đông

Nếu đã thực sự cảm thấy đủ bình tĩnh và tự tin để bắt đầu rồi, bạn hãy thể hiện những kiến thức của mình trước mọi người. Những kiến thức mà bạn đã chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn truyền tải tới khán giả những thông tin hữu ích và thuyết phục họ. Hãy thu hút sự chú ý của mọi người bằng những lập luận sắc sảo, đầy tính thuyết phục và thực tế. Đồng thời, hãy tạo cho mọi người một “sân chơi” bằng những câu hỏi để tránh việc “một mình một cõi”. Có như vậy, buổi diễn thuyết của bạn mới thực sự thuyết phục mọi người và tăng yếu tố thành công.

Chúc các bạn luôn tạo được điểm nhấn cho chính mình trong các cuộc diễn thuyết trước đám đông. Và hi vọng, những “bí kíp” trên sẽ hữu ích với tất cả những ai đang mong muốn có được một buổi nói chuyện thành công và tạo được dấu ấn cho khán giả.

(Nguồn VietnamnetJobs)

Sunday, February 1, 2009

Chiếc khăn gió ấm

Ở bên kia bầu trời, về đêm chắc đang lạnh dần,
và em giờ đang chìm trong giấc mơ êm đềm
Gửi mây mang vào phòng, vòng tay của anh nồng nàn,
nhẹ nhàng ôm cho em im giấc ngủ ngon
Ở bên đây bầu trời, thì mưa cứ rơi hững hờ,
để tim anh cồn cào và da diết trong nỗi nhớ
...dường như anh nhớ về em
Gửi cho em đêm lung linh và tiếng sóng nơi biển lớn,
gửi em những ngôi sao trên cao tặng em chiếc khăn gió ấm,
để em thấy chẳng hề cô đơn, để em thấy mình gần bên nhau, để em vững tin vào tình yêu 2 chúng ta.
Rồi cơn mưa đêm qua đi
Ngày mai lúc em thức giấc
Nắng mai sẽ hôn lên môi em
Nụ hôn của anh ấm áp
Và em hãy cười nhiều em nhé
Vì em mãi là niềm hạnh phúc của anh mà thôi